Bệnh quên

BỆNH QUÊN
Lê Tấn Tài

Bệnh quên, hay là bệnh suy giảm trí nhớ, là một tình trạng mà khả năng ghi nhớ và ghi nhận thông tin của não bộ suy giảm đáng kể. Đây thường là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm các bệnh lý liên quan đến tuổi già như Alzheimer và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm hay căng thẳng. Bệnh quên ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, cũng như gây ra sự lo lắng và căng thẳng cho gia đình.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh quên. Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng, khi mà não bộ trải qua quá trình lão hóa và khả năng hoạt động của nó suy giảm. Tuy nhiên, các yếu tố khác như căng thẳng, thiếu ngủ, dùng thuốc, hay một số bệnh lý như tiểu đường cũng có thể góp phần vào sự suy giảm trí nhớ.
Bruno Dubois, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực thần kinh học và có những đóng góp đáng kể trong nghiên cứu về bệnh Alzheimer, là Giáo sư Neurology tại Đại học “Pierre et Marie Curie” và đồng thời là Giám đốc của Viện Bệnh trí nhớ và Alzheimer (IM2A) tại Bệnh viện “Pitié-Salpêtrière” ở Paris.
Ông nghiên cứu các rối loạn nhận thức và hành vi ở bệnh nhân mắc bệnh dưới vỏ não hoặc mất trí nhớ, đặc biệt là về trí nhớ và chức năng điều hành. Ông cũng đã đóng góp vào việc đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán mới cho bệnh Alzheimer và tái định nghĩa cho bệnh này. Ông nghiên cứu sâu hơn về định nghĩa này, cũng như phát triển các công cụ chẩn đoán mới như chỉ số sinh học để xác định giai đoạn không có triệu chứng của bệnh Alzheimer. Việc này đánh dấu một bước tiến lớn trong nghiên cứu và điều trị bệnh.
Trước đây, chẩn đoán bệnh Alzheimer thường chỉ có thể được xác định sau khi bệnh nhân qua đời và tiến hành phân tích thần kinh học của các tổn thương não. Nay ông và nhóm nghiên cứu dùng một số phương pháp xét nghiệm có độ đặc hiệu cao (Highly specific test) để chẩn đoán bệnh. Theo Giáo sư, nhiều người cảm thấy lo lắng khi gặp các triệu chứng như:
Quên tên nhiều người.
Không thể nhớ nơi đã để đồ vật.
Bị ngắt quãng hoặc lạc đề khi nói.
Thực tế chúng ta đi đến một căn phòng trong nhà mà không nhớ tại sao lại đến đó.
Quên hoàn toàn một tiêu đề phim hoặc một diễn viên nổi tiếng…
Trước đây, những người nầy thường lo sợ rằng đây có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Giáo sư Dubois chia sẻ: Điều này được gọi là chứng anosognosia (tạm thời quên mất). Phần lớn người trên 60 tuổi thường gặp một số triệu chứng tương tự, nhưng đây thường là do tuổi tác hơn là do bệnh tật. Đối với những người lo lắng về sự quên này, Giáo sư Dubois an ủi: “Người ta càng phàn nàn về mất trí nhớ, thì càng ít khả năng bị bệnh trí nhớ.”
Một số người nổi tiếng cũng có thể gặp phải những tình huống quên mất như bất kỳ ai, mà còn tạo ra những hình ảnh hài hước và đáng nhớ về họ ngoài sự nghiêm túc và tài năng của họ.
Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ, đã viết một bức thư tình đầy cảm xúc cho người tình, nhưng Lincoln đã quên và không thể tìm ra bức thư để gửi đi. Isaac Newton, nhà vật lý và nhà toán học vĩ đại, một hôm ông vào nhà hàng, nhưng lại quên mất kêu món ăn và ở đó nhịn đói suốt ngày. Thomas Edison, nhà phát minh nổi tiếng, thường làm việc đến mức quên mất thời gian, một lần, ông làm liên tục trong nhiều ngày đêm quên mất cần phải thay đổi quần áo vì không nhớ khi nào đã thay quần áo lần cuối. Albert Einstein, nhà vật lý thiên tài, nổi tiếng vì cái đầu luôn “trôi nổi”, một ngày, ông đi ra ngoài với một cặp giày không đúng kích cỡ. Elvis Presley, vua nhạc rock and roll, có lần đi mua sắm với bạn bè và quên mang theo tiền mặt phải viết giấy khất nợ….
Sau đây là một bài kiểm tra nhỏ về thần kinh của bạn. (chỉ sử dụng mắt, không rà chuột)
1- Tìm chữ C trong bảng dưới đây:
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOCOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO O
2- Nếu bạn đã tìm thấy chử C, tiếp theo tìm số 6 trong bảng dưới đây:
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
9999999999999 9999
99999999999999999
99999999999999999
69999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
99999999999999999
3- Bây giờ hãy tìm chu N trong bảng bên dưới. Hãy cẩn thận, hơi khó hơn!
MMMMMMMMMMMMMMNMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
MMMMMMMMMMMMMMMMM
Nếu bạn vượt qua ba bài kiểm tra này mà không gặp vấn đề gì:
– bộ não của bạn đang ở trong tình trạng hoàn hảo!
– bạn còn lâu mới có bất kỳ mối quan hệ nào với bệnh Alzheimer.
(Tham khảo tài liệu trên Internet)
May be an image of 1 person and studying
 

Tai Le

Giáo Sư

You may also like...

Leave a Reply