VN Lịch sử trường thi – Phần 13

VIỆT NAM LỊCH SỬ TRƯỜNG THI – Phần 13

Lịch sử Việt Nam đáng được gọi là lịch sử chống ngoại xâm. Mọi trang sử chống ngoại xâm đều làm cho chúng ta hãnh diện với những anh hùng xả thân cứu nước nhưng cũng phải đau đớn và hổ thẹn với những kẻ hèn hạ đầu hàng, chạy theo giặc.
Sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba, triều đình đã xét những kẻ có công để ban thưởng một cách xứng đáng. Về phần xét tội thì theo lệnh thái thượng hoàng, triều đình chỉ đưa ra trừng trị một số kẻ bán nước có hành động rõ ràng nguy hại cho tổ quốc. Triều đình cũng bắt được nhiều thư từ bí mật qua lại giữa những kẻ hèn nhát và quân thù. Những lá thư nầy đựng đầy cả một tráp. Tiều đình muốn hài danh ra để trị tội nhưng thái thượng hoàng truyền đem đốt cả đi để xóa tan hận thù giữa những người còn ở trong nước và để xã hội chóng ổn định. Đó là một quyết định khoan hồng và hòa giải dân tộc vô cùng cao cả, các thế hệ sau nên noi theo.

(TIẾP THEO)
Thắng quân Nguyên thực là oanh liệt,
Nhưng Nhân Tông lại biết nhún nhường. 

Cử người đi sứ Bắc phương,
Định nên hòa hiếu, quê hương thanh bình.
Thượng hoàng được thần linh xuống đón,
Vua Nhân Tông bèn chọn lấy ngày.
Ngai vàng thái tử lên thay,
Còn Ngài ngự giá đến ngay Thiên Trường.
Trần Anh Tông quốc vương hiếu thảo.
Triều đình thì trọn đạo quân thần.(1610)
Cho nên đời sống nhân dân,
Không ai không được hưởng phần vui tươi.

Một ngày kia mọi người buồn bã,
Hưng Đạo Vương từ giã trần gian.
Từ dân cho đến vua quan,
Ai ai cũng tỏ vô vàn tiếc thương.
Ngài con An Sinh Vương Trần Liễu.
Lúc sinh tiền Ngài hiểu thù nhà,
Thuận Thiên công chúa, vợ cha,
Đem giao Trần Cảnh quả là loạn luân..(1620)
Cha đã muốn Ngài tuân di chúc.
Thù nầy cần tìm lúc đoạt ngôi. 

Nhưng đành bất hiếu mà thôi,
Tranh ngôi gây cảnh suy đồi nước non.
Lòng ái quốc luôn còn trong dạ,
Đức trung quân đầy cả tim Ngài.
Đức tài gồm đủ cả hai,
Anh hùng như thế có ai sánh bằng.
Ngài vào cõi vĩnh hằng rồi đó.
Mọi người nghe lệ nhỏ hai hàng..(1630)
Triều đình xin được thọ tang.
Lễ tang chính thái thượng hoàng đứng lo.

Thôi chuyện Ngài tạm cho là đủ.
Xin nói về nhiệm vụ Anh Tông.
Nhà vua thực sự có công,
Thân chinh đánh dẹp núi sông an lành.
Chế Mân vua Chiêm Thành xin được.
Đem lễ sang để rước Huyền Trân.
Đó là công chúa nhà Trần,
Hai châu Ô, Lý dành phần rước dâu..(1640)
Phương nam nơi tuyến đầu đất nước,
Từ bấy giờ thì được nới ra. 

Buồn thay chỉ một năm qua,
Chế Mân thất lộc quả là đáng thương.
Theo tục Chiêm, khi vương tạ thế,
Các vợ vua đành để hỏa thiêu.
Thế nhưng theo lệnh Trần triều.
Khắc Chung quá đó để liều cứu ra.
Đường trở về không xa xôi quá,
Một năm đi thực quả có lâu..(1650)
Chuyện tình ai có hiểu đâu,
Hoa còn hương sắc dễ dầu bỏ đi. 

Thượng hoàng Nhân Tông khi tạ thế.
Vua Minh Tông lên kế vị vương.
Anh Tông về phủ Thiên Trường.
Thay vua mà chốn triều đường vẫn yên.
Minh Tông, một vua hiền tại vị,
Đến Hiến Tông thì chỉ vui chơi.
Dụ Tông tiếp tục chơi bời,
Lộng thần làm bậy, khắp nơi bần hàn..(1610)
Bấy giờ Chu văn An dâng sớ,
Chém bảy tên tầm cỡ gian thần.

Vua xem, phê bảo chẳng cần,
Chu An trả ấn, ẩn thân quê nhà.
Nghệ Tông quả thiệt là nhu nhược,
Đến Duệ Tông chỉ được hư danh.
Thân chinh đi đánh Chiêm Thành,
Cầm quân thất trận, vua đành mạng vong.
Rồi Đế Hiển được phong Phế Đế.
Quân Chiêm Thành khi dễ quân ta..(1670)
Thăng Long, chúng cứ vào ra,
Là nhờ có Chế Bồng Nga người hùng. 

Phế Đế cuối cùng bị giết.
Đến Thuận Tông chẳng biết trị vì.
Họ Lê, tên thật Quý Ly,
Mọi quyền quyết định chỉ duy một mình.
Được độc quyền, mặc tình đặt để,
Loại Thuận tông, Thiếu Đế lên ngôi.
Quý Ly xét đến lúc rồi,
Loại vua Thiếu Đế, lên ngồi trên ngai..(1680)

 

(Xem tiếp Phần 14)

You may also like...

Leave a Reply