VN Lịch sử trường thi – Phần 22

VIỆT NAM LỊCH SỬ TRƯỜNG THI – Phần 22

Các bạn thân mến,
Trong bài Lịch sử VN 21, có một chi tiết mà tôi muốn thảo luận với các bạn để làm sang tỏ một vấn đề lịch sử. Đó là cuộc hôn nhân giữa Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ với công chúa Lê Ngọc Hân của vua Lê Hiển Tông. Ông Lê Ngô Cát trong Đại Nam Quốc sử diễn ca đã mô tả cuộc hôn nhân nầy với 2 câu thơ đầy tính mạt sát:
Ngọc Hân vừa trạc đào hồng,
Ép duyên kim cải, kết lòng sài lang.
Theo tôi, tác giả đã cố ý làm sai lạc lịch sử để đền ơn triều Nguyễn đang cho mình nhiều bổng lộc.
Tôi đã rất phiền về 2 câu thơ nầy vì đã xúc phạm danh dự của Bà Lê Ngọc Hân một cách quá đáng. Thực ra, các sử gia đều công nhận bà vừa là người đẹp không có một tiếng tăm xấu xa nào về phẩm hạnh, lại vừa là một nữ sĩ có tài. Trước đây, trong thời quân chủ chuyên chế, việc học là một đặc quyền dành riêng cho phái nam, nên phụ nữ có tài sáng tác thực là hiếm. Trước 1975, ở miền Nam, bộ Quốc gia Giáo dục đã rất kính trọng Bà và đã dùng tên Bà để đặt tên cho ngôi trường nữ trung học lớn nhất của tỉnh Mỹ Tho.
Nhiều người khác có quan điểm có vẻ kính trọng hơn nhưng vẫn cho rằng đây là cuộc hôn nhân có động cơ chính trị. Điều đó có nghĩa là một cuộc đổi chác không mấy đẹp đẽ: vua Lê Hiển Tông đem con gái cưng ra để “dụ” Nguyễn Huệ đừng đoạt ngai vàng của mình. Tôi cho quan điểm nầy sai lầm là do những người đang sống trong giai đoạn hiện tại đã chứng kiến quá nhiều những trò đổi chác chính trị thường là không mấy tốt đẹp ở ngày nay.
Theo tôi, cuộc hôn nhân Nguyễn Huệ – Lê Ngọc Hân không phải là một cuộc đổi chác chính trị. Trước đó, rõ ràng Nguyện Huệ đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng ra bắc để “phù Lê diệt Trịnh”. Các sử gia đều mô tả Nguyễn Huệ thực sự là một anh hùng và có dáng dấp bề ngoài là một quân tử, nên tôi không nghĩ rằng Vua Lê nghi ngờ thiện chí của Nguyễn Huệ. Sử gia Trần Trọng Kim đã viết:
“Ngày mồng 7 tháng 7, vua lập đại trào ở điện Kính Thiên, Nguyễn Huệ đem các tướng vào lạy và dâng sổ quân sĩ, dân đinh để tỏ rõ cái nghĩa tôn phù nhà Lê không thay đổi, nghĩa là từ đó về sau vua Lê có quyền tự chủ. Vua phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên soái Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân là con gái của Ngài”.
Đọc những hàng chữ trên đây thì chúng ta không thể bảo rằng vua Lê còn nghi ngờ thiện chí và sự thành thật của Nguyễn Huệ. Mọi chuyện chính trị đã được giải quyết xong xuôi thì sao còn có vấn đề đổi chác. Vậy, vua Lê Hiển Tông gả con gái mình cho Nguyễn Huệ là vì cảm cái vẻ trượng phu và lòng chân thật của vị anh hùng; và chắc chắn nàng công chúa kiều diễm cũng hài lòng về đấng trượng phu của mình.
Tôi cho rằng đây là một cuộc hôn nhân đẹp đẽ, nên đã mô tả bằng 4 câu thơ:
Để kết chặt mối tình nhung lụa,
Vua gả cho công chúa Ngọc Hân.
Anh hùng sánh với giai nhân,
Mối tình vương giả, triều thần chung vui.
Tôi tin rằng anh hùng và giai nhân đã có những năm tháng hạnh phúc. Rõ ràng, khi vua Quang Trung băng, Bà Bắc Cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã vô cùng đau xót. Bằng chứng rõ rệt nhất là những điếu văn và bài AI TƯ VÃN, một áng thi tuyệt tác với 164 câu thơ đầy tính bi ai thống thiết. Nếu là một cuộc hôn nhân gán ép, vì động cơ chính trị thì người trí thức Lê Ngọc Hân không thể trứ tác được những câu thơ cảm động như thế được.

Tôi xin ghi ra toàn bộ tác phẩm nầy và chờ đợi sự góp ý của các bạn.

AI TƯ VÃN của Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân
Bài vãn này gồm 164 câu, viết theo thể Song thất lục bát.

Vua Lê sợ họa lánh thân,
Chạy lên Yên Thế vùng gần Bắc giang.

Trong khi đó thì Hoàng thái hậu

Chạy sang Tàu để tấu Thanh đình

Cầu xin hoàng đế thương tình

Ơn trên xuống chiếu xuất binh sang liền.

Vua Càn Long tất nhiên thấy lợi.

Đây dip may đã đợi bấy lâu.An nam đã đến khẩn cầu,

Xuất binh đúng lúc khởi đầu thuận ngôn.(2680)

Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị,

Được vua ban chiếu chỉ rất nhanh.

Dưới quyền có Hứa Thế Hanh,

Cùng Sầm Nghi Đống thừa hành khởi binh.

Khi lão Tôn Bắc Ninh vừa tới,

Gặp vua Lê đã đợi nhiều ngày.

Vui mừng tay nắm lấy tay,

Bấy lâu trông ngóng đến nay thỏa lòng.

Tướng Tây Sơn Thăng Long trấn gữ,

Nghe Thanh triều đã cử đại binh. (2690)

Thế rồi tự liệu sức mình,

Khó mà chống cự với kình địch kia.

Nên bắc buộc phải lìa nơi trấn,
Vì sức mình lâm trận phí quân.
Khẩn trương báo với Phú Xuân,
Còn mình xin rút vì cần tránh nguy.
Thấy Thăng Long đương khi bỏ trống,
Thế là vua Chiêu Thống vô liền.
Lão Tôn muốn được bình yên,
Đóng quân bãi cát trên triền con sông. (2700)

Để qua lại sông Hồng cho tiện,
Một cầu phao thực hiện xong ngay.
Lão Tôn bắt buộc mỗi ngày,
Vua Lê phải đến chắp tay vái chào.
Tôn Sĩ Nghị bảo sao nghe vậy,
Đám tùy tùng trông thấy đau lòng.
Nhìn vua như thế hết mong,
Sống thời oanh liệt của dòng nhà Lê.
Bây giờ hãy trở về Thuận Hóa,
Quân Tây Sơn cũng đã hay tin. (2710)

Muôn người như một đều xin
Xua quân ra đánh giữ gìn non sông.
Bắc Bình Vương cũng đồng quan điểm.
Đuổi quân Tàu xâm chiếm quê hương.
Toàn quân xin Bắc Bình Vương,
Lên ngôi hoàng đế mới tường danh xưng.
Một buổi lễ tưng bừng khí thế.
Quang Trung xưng hoàng đế từ rày.
Bây giờ phải chuẩn bị ngay,
Gom binh cho đủ đợi ngày xuất quân. (2720)

Vua Quang Trung đại phá quân Thanh: Vua Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế rồi kéo đại quân ra Bắc. Vua cho quân ăn Tết trước rồi giữa đêm giao thừa chớp nhoáng tấn công giặc. Đêm mùng 3 Tết quân Tàu ở đồn Hà Hồi bị đánh quá rát phải ra đầu hàng.

Quân tập trung tinh thần phấn khởi,
Trăm vạn binh cùng với trăm voi.
Trên đường dân chúng ra coi,
Nhiều người phấn khích còn đòi tham gia.
Núi Tam Điệp quân ta dừng lại,
Toàn thể quân được đãi no say.
Hai mươi tháng chạp hôm nay,
Cho ăn Tết trước mười ngày vui chơi.
Sau những ngày nghỉ ngơi thỏa thích. 
Rồi đến ngày trừ tịch lên đàng. (2730)

Hà Hồi chiếm được dễ dàng,
Ngọc Hồi không chịu đầu hàng quân ta.
Một trận chiến thiệt là ác liệt,
Giết quân Tàu không biết bao nhiêu.
Tướng Tàu tử trận cũng nhiều,
Thế Hanh, Nghi Đống đều tiêu mạng rồi.
Gò Đống Đa ngọn đồi lịch sử,
Chính là nơi khai tử tướng Tàu.
Thăng Long tin tức đến sau,
Quân Tàu hoảng hốt chen nhau qua cầu. (2740)

Tôn Sĩ Nghị, mặc dầu thoát chết,
Nhưng hoảng hồn mất hết oai phong.
Chạy dài, lão chỉ còn mong,
Làm sao thoát được cái vòng vây quanh.
Các tướng sĩ cũng tranh nhau chạy,
Chen chúc nên làm gãy chiếc cầu.
Rơi tòm cả xuống sông sâu,
Nhiều ngàn tên giặc xuống chầu diêm vương. 
Quân Tây Sơn chận đường giặc chạy.
Giết quân thù máu chảy thành dòng. (2750)

Chiến trường vừa kết thúc xong,
Quân mình giải phóng Thăng Long kinh thành.
Lê Chiêu Thống phải đành theo giặc,
Gởi thân nơi phương Bắc sống nhờ.
Mong quân Tàu giúp thời cơ,
Hằng ngày cứ vẫn đợi chờ dịp may.
Song Phúc Khang An thay Sĩ Nghị.
Tổng đốc nầy đình chỉ phục thù.
Tương lai Chiêu Thống mịt mù,
Tòng vong phân tán mỗi khu một người. (2760)

Muôn sự bởi do trời định đoạt,
Số lưu vong có thoát được đâu.
Vua tôi gác chuyện khẩn cầu,
Kéo lê cuộc sống âu sầu thương tâm.
Rồi hoàng từ lại lâm bịnh nặng,
Và thuốc men không thắng số phần.
Sau cùng hoàng tử từ trần,
Cựu hoàng đau đớn xác thân rã rời.
Quá chán ngán cuộc đời thua thiệt,
Một năm sau vĩnh biệt thế gian. (2770)

Đởi vua nghĩ lắm gian nan,
Đọc trang sử, cảm muôn vàn xót xa.
Nay nhà Thanh tạm xa xâm lược
Nước Nam mình cũng được hòa bình.
Quang Trung rán ép lòng mình.
Biên thơ sai sứ đi trình cầu phong. 
Vua nhà Thanh trong lòng chán nãn,
Trận bại rồi làm cạn lòng tham.
Nên chi bảo sứ An nam,
Phong cho Nguyễn Huệ được làm quốc vương.(2780)

Quang Trung nghĩ mình đương yếu thế,
Thôi thì đành phải để chúng phong.
Nhưng Ngài tự nhủ với lòng,
Mười năm chỉnh đốn mới mong hùng cường
Lúc đó, chuyện biên cương xem lại,
Lưỡng Quảng mình cần phải xét qua. 
Ngày xưa là đất Triệu Đà,
Mà dòng họ Triệu cũng là tổ tiên.
Muốn được thế phải biên dân số.
Biết số người hầu bổ sung quân. (2790)

Muốn gì thì cũng phải cần,
Quân mình mạnh gấp nhiều lần hiện nay.
Có chí lớn, buồn thay kém phước,
Ở ngôi vua chỉ được bốn năm.
Công trình chưa có bao lăm,
Số trời đã dứt đành nằm xuôi tay. 
Đây quả thực là ngày tang tóc,
Biết bao người phải khóc tiếc thương.
Ngọc Hân hoàng hậu nương nương,
Suốt đêm quỳ cạnh bên giường khóc than. (2800)

Đền Ghềnh nơi thờ phụng công chúa Ngọc Hân. 
Lê Ngọc Hân còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.

Nhớ những ngày chứa chan hạnh phúc,
Bên người chồng đáng phục vô ngần.
Sẵn tài của một thi nhân,
Soạn “ai tư vãn”, những vần thê lương.
Thôi từ nay âm dương cách biệt,
Đấng anh hùng oanh liệt còn đâu. 
Trăm thương, ngàn nhớ, vạn sầu,
Bây giờ chỉ biết quấn đầu khăn tang.

Quang Trung mất, ngai vàng để lại,
Quang Toản còn nhỏ dại ấu thơ. (2810)

 

(Xem tiếp Phần 23)

You may also like...

Leave a Reply